Dây cứu sinh – Định Nghĩa và Cách Phân Biệt Cơ Bản

Dây cứu sinh là thuật ngữ được sử dụng nhiều khi nhắc đến An toàn lao động trên cao. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chưa phân biệt được các trường hợp riêng biệt nào cần sử dụng chúng. Bài viết dưới đây sẽ phần nào khái quát được các loại dây cứu sinh phụ thuộc vào từng môi trường làm việc khác nhau, để từ đó khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn giải pháp phù hợp với yêu cầu công việc.

Định Nghĩa

Trước khi bước vào khái niệm hệ thống rơi ngã, hãy tìm hiểu về giải pháp chống rơi ngã theo thứ tự ưu tiên THE HIERARCHY OF FALL PROTECTION

Biện pháp kiểm soát khi làm việc trên cao
Biện pháp kiểm soát khi làm việc trên cao
Thứ tự ưu tiên phòng chống rơi ngã
Thứ tự ưu tiên phòng chống rơi ngã

Dây cứu sinh là một hệ thống chống rơi ngã, bao gồm các điểm neo (Anchorage) cố định và dây cáp (giúp cho người lao động làm việc ở trên cao có thể di chuyển dễ dàng trên một khu vực rộng: theo chiều dọc và chiều ngang) mà luôn luôn được kết nối với (Lanyard, Shock Absorber) giữa dây đai an toàn (Body harness) và điểm neo đó.

Hệ thống dây cứu sinh chống rơi ngã bao gồm:

– Bộ phận bắt buộc: Điểm neo, Dây kết nối (Khuyến khích nên dùng dây kết nối và dây giảm sốc) và Dây đai toàn thân

– Bộ phận cứng hoặc cố định: Dây cứu sinh tự thu, dây cứu sinh dọc, dây cứu sinh ngang, thiết bị cứu hộ

Phân biệt các môi trường làm việc cần dây cứu sinh

1. Dây cứu sinh chiều dọc (Vertical Lifeline)

Dây cứu sinh dọc (VLL) được thiết kế dọc theo thang, để đảm bảo khi người làm việc leo lên hoặc xuống thang, họ luôn được kết nối vào điểm neo (thang). Nếu có sự cố rơi ngã xảy ra, người làm việc sẽ được giữ lại bởi hệ thống này tránh việc bị rơi xuống mặt đất.

Dây cứu sinh chiều dọc – Vertical Lifeline

Ứng dụng: dây cứu sinh lắp đặt dọc theo thang lên xuống của tòa nhà, tháp, trụ bê tông thẳng đứng…

2. Dây cứu sinh chiều ngang (Horizontal Lifeline)

Dây cứu sinh ngang (HLL) được thiết kế trên mái nhà hoặc các khu vực cần điểm neo để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao(như bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển kho bãi, bảo trì máy móc, vệ sinh mái, tôn sáng, máng xối,…). Hệ thống gồm các điểm neo được lắp cố định vào công trình (như mái tôn, xà gồ, tường chịu lực,…) và dây cáp căng nối giữa các điểm neo đó.

Dây cứu sinh chiều ngang – Horizontal Lifeline

Ứng dụng: Dây cứu sinh ngang được lắp đặt trên mái nhà được thiết kế theo bản vẽ đặt biệt

3. Dây cứu sinh tạm thời (Rope access/temporary lifeline)

Hệ thống dây cứu sinh được lắp đặt tạm thời, có thể di chuyển dọc hoặc phương ngang để thao tác bảo trì, sửa chửa… Sau khi làm việc có thể tháo hệ thống và sử dụng lại ở vị trí khác.

Dây cứu sinh tạm thời – Rope Access

Ứng dụng: Dây cứu sinh tạm thời được sử dụng nhiều trong công việc sửa chữa, bảo trì ngoài trời…

4. Làm việc trong không gian hạn chế, bí không khí (Confined Space)

Thiết bị không gian hạn chế cho phép người lao động bị ràng buộc và giữ an toàn khi thao tác công việc dưới lòng đất hoặc ở những khu vực khó tiếp cận, thiếu không khí (Dùng kèm với thiết bị cấp khí SCBA)

Làm việc trong không gian hạn chế

Tripod được sử dụng nơi có mặt phẳng bằng. Dùng kèm với SCBA trong trường hợp không gian thiếu khí, chất độc hại hoặc không đánh giá được mức độ nguy hại cụ thể.

Tất cả các hệ thống dây cứu sinh cần được sử dụng đúng cách, người làm việc cần được trang bị các thiết bị bảo hộ an toàn cá nhân như body harness (Dây đai an toàn), lanyard (Dây kết nối), SRL (Cuộn cáp chống rơi ngã), Dây chống sốc (Shock Absorber),… để kết nối với hệ thống dây cứu sinh.

ACHISON là một trong số ít những đơn vị được đào tạo chuyên nghiệp kiến thức về an toàn chống rơi ngã tại Singapore . Chúng tôi sẽ hỗ trợ khảo sát tại nhà máy, vị trí làm việc và đưa ra giải pháp an toàn hợp lý nhất. Liên hệ với Achison qua Hotline: 0913.820.539 hoặc Email: achisonjsc@achison.com