Găng tay chống cắt tiêu chuẩn EN 388

Nếu bạn là nhân viên an toàn lao động hoặc người mua hàng thì chắc đã từng đọc qua tiêu chuẩn EN388. Bài viết này sẽ giải thích về tiêu chuẩn EN388 và cách những bài test được thực hiện.

Tiêu chuẩn EN388 là gì?

Tiêu chuẩn EN388 được tạo ra nhằm mục đích chuẩn hóa các tính năng của găng tay bảo hộ cơ khí. Việc chuẩn hóa các tính năng bảo vệ sẽ giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc chọn mua găng tay bảo hộ phù hợp với nhu cầu.

Mỗi tiêu chuẩn EN đều có số năm kèm theo sau và được xem như là số phiên bản của tiêu chuẩn. Ví dụ: EN388:2003 thì 2003 là số năm phiên bản được chính thức áp dụng.

Những găng tay được test theo tiêu chuẩn EN388 sẽ trải qua 4 bài test. Bao gồm:

  • Bài test chống mài mòn
  • Bài test chống cắt
  • Bài test chống rách
  • Bài test chống đâm thủng

Giờ mình sẽ giải thích cách từng bài test được thực hiện như thế nào.

Bài test khả năng chống mài mòn

Mẫu thử từ lòng bàn tay sẽ được chà sát trên một bề mặt giấy nhám cho đến khi phát hiện mẫu thử bị thủng. Kết quả test được tính trên số vòng xoay ma sát để làm thủng mẫu thử.

Máy kiểm tra mài mòn

Bài test khả năng chống cắt

Sử dụng một lưỡi dao hình tròn và thực hiện thao tác cắt mẫu thử. Lực áp dụng lên lưỡi dao là 5N ~ một vật nặng 500gr. Kết quả được tính dựa trên số lần di chuyển lưỡi dao để cắt đứt mẫu thử.

Máy test khả năng chống cắt

Bài test khả năng chống rách

Mẫu thử được cố định tại hai đầu của máy test. Sau đó máy test sẽ kéo một đầu cho đến khi vật liệu bị đứt. Kết quả test được tính theo độ lớn của lực kéo để làm đứt mẫu thử (Newton).

Bài test khả năng chống đâm thủng

Sử dụng một cây kim tác động một lực nhất định lên mẫu thử. Kết quả test được tính theo độ lớn của lực để làm thủng mẫu thử (Newton).

Mỗi bài test sẽ có những thang điểm đánh giá riêng. Bên dưới là bảng phân loại theo kết quả mỗi bài test.

BÀI TESTTHANG ĐIỂM
 12345
Chống hao mòn (số vòng)10050020008000 
Chống cắt (số lần)1,22,551020
Chống rách (Newton)10255075 
Chống đâm thủng (Newton)2060100150 

Ví dụ: trên website của NSX thì găng tay Safety Jogger All-Flex có thể hiện thông tin “EN388:2003 4132“. Từ trái qua phải: số 4 tương ứng với khả năng chống mài mòn, số 1 là chống cắt, số 3 là chống rách và số 2 là chống đâm thủng.
Nhược điểm của tiêu chuẩn EN388:2003
Bài test chống cắt của tiêu chuẩn EN388:2003 được gọi là Couptest. Couptest có những khuyết điểm nhất định như không thể đánh giá khả năng chống cắt của găng tay sợi thép (vì thép dẫn điện). Hơn nữa, lực tác động chỉ 5N (500 gr) không thể đánh giá khả năng chống cắt của các loại sợi có độ chống cắt cao (như sợi thép hoặc sợi thép bọc Kevlar®).

Hình miêu tả couptest – tiêu chuẩn EN388:2003

Để khắc phục khuyết điểm trên thì tiêu chuẩn EN388 đã được cập nhật lên phiên bản EN388:2016. Ở một bài viết khác, mình sẽ giới thiệu những cập nhật mới trong tiêu chuẩn EN388:2016

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *